Những chiếc răng khôn thực tế là nỗi lo của rất nhiều người – chưa mọc lo và bắt đầu có dấu hiệu mọc càng đáng lo hơn. Thực tế, những chiếc răng khôn thường mọc trong độ tuổi 18-25. Một số ít các trường hợp không mọc, hoặc răng khôn mọc thẳng, số ít mọc rất muộn. Vậy mọc răng khôn đau trong bao lâu, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào?

Răng khôn là răng hàm thứ 3 mọc vị trí trong cùng trên cùng hàm và mọc cuối cùng trong quá trình mọc răng. Nó thường mọc khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành. Mỗi người sẽ trải qua 4 lần mọc răng khôn, tương ứng với 4 răng mọc 4 góc trên cung hàm. 


Quá trình mọc răng khôn có thể kéo dài trong vòng nhiều năm và khi mọc nó thường sưng tấy và đau nhức. Chính vì thế rất nhiều người sợ mọc chiếc răng này.

Vì răng khôn mọc tại thời điểm mà con người đã ở tuổi trưởng thành, là độ tuổi con người đã có những hiểu biết nhất định, nên chiếc răng mọc vào độ tuổi này được gọi là “răng khôn”. Hay như người ta vẫn thường nói vui thì nếu chưa đủ “khôn” thì răng khôn chưa mọc.

Tại sao răng khôn mọc lệch thường được khuyên nhổ?

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Khoảng 18 tuổi thì răng bắt đầu mọc. Do mọc sau cùng, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, thường bị thiếu chỗ làm răng mọc không đúng vị trí, răng bị kẹt không thể mọc lên hoàn toàn hoặc mọc ngầm trong xương hàm. Nếu cung răng quá chật, răng sẽ mọc lệch và xô đẩy những chiếc răng khác, có khi còn đâm ngang vào răng số 7, khiến hàm răng xô lệch. 

Hàm răng xô lệch sẽ dẫn đến lệch khớp cắn, các răng khác dễ bị sâu răng, viêm nha chu, viêm quanh thân răng. Khi bị viêm, nướu chung quanh thân răng sưng đỏ, vùng má dưới cũng sưng phồng lên, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều, nhai khó, nuốt khó, đau tai, há miệng khó, co thắt khớp thái dương hàm, có khi cứng hàm.


Để phòng tránh những tai biến kể trên, khi 15-17 tuổi, nên đi chụp X-quang. Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X-quang, bác sĩ sẽ chọn lựa phương pháp điều trị tùy theo vị trí mọc răng, có đủ chỗ cho răng mọc hay không, ảnh hưởng của răng khôn lên các răng khác. Việc điều trị các tai biến do răng khôn có thể: chỉ sử dụng kháng sinh hoặc bác sĩ có thể cắt lợi trùm quanh răng khôn để giúp răng mọc dễ dàng. Nếu không giữ răng lại được do răng không đủ chỗ mọc, lệch lạc thì việc nhổ bỏ nên được thực hiện sớm vì càng để lâu càng khó nhổ.
 
Top