Nguyên nhân hôi miệng là vấn đề mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả. Hôi miệng là tình trạng mà nhiều người gặp phải, kể cả người lớn và trẻ em, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

4 nguyên nhân hôi miệng ai cũng nên phòng 1
Hôi miệng do mắc bệnh lý răng miệng*

4 nguyên nhân hôi miệng ai cũng nên phòng


Hôi miệng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng hay bệnh lý trong cơ thể. Nếu không tìm hiểu và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả nặng nề hơn. Sau đây là những nguyên nhân hôi miệng bạn nên biết.

- Hôi miệng do mảng bám cao răng: Khi ăn, thức ăn còn sót lại trên răng nếu không được làm sạch sẽ hình thành nên cao răng bám chặt chân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây ra mùi hôi khó chịu. 

- Hôi miệng do bị sâu răng: Sâu răng là bệnh lý răng miệng mà nhiều người gặp phải, do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách, làm ản sinh vi khuẩn phá hủy men răng, lâu dần sẽ hình thành các lỗ sâu răng. Thức ăn thường bị mắc kẹt lại ở các lỗ sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, phân hủy thức ăn và gây nên mùi hôi khó chịu. 

- Khô miệng: Tuyến nước bọt giúp giữ ẩm cho khoang miệng và rửa trôi vi khuẩn. Khi tuyến nước bọt tiết ra bị giảm đi, gây ra tình trạng khô miệng sẽ là cơ hội cho vi khuẩn tấn công, khiến hơi thở có mùi hôi. 

- Mắc các bệnh viêm nướu: Vôi răng hình thành lâu ngày không được lấy đi là nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu. Một trong những biểu hiện của viêm nướu là chảy máu chân răng và hôi miệng. 

4 nguyên nhân hôi miệng ai cũng nên phòng 2
Điều trị hôi miệng tại nha khoa*

Cách điều trị hôi miệng hiệu quả


Khi bị hôi miệng, cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

- Nếu là hôi miệng do mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu thì bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng, lấy vôi răng và sử dụng thêm thuốc kháng sinh trong trường hợp cần thiết. Sau vài ngày, tình trạng hôi miệng sẽ chấm dứt. Lúc này, bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Trong trường hợp hôi miệng do sâu răng bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy hết các ổ vi khuẩn, sau đó trám bít lỗ sâu bằng vật liệu trám răng để ngăn không cho vi khuẩn quay trở lại. Nếu bị viêm tủy thì nạo và làm sạch ổng tủy bị viêm nhiễm bên trong, bọc lại răng sứ để bảo vệ răng thật.

- Nếu hôi miệng do khô miệng thì bạn nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và duy trì chế độ ăn uống phù hợp.

Trên đây là nguyên nhân hôi miệng cũng như cách khắc phục hiệu quả, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng, chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên thăm khám răng miệng định kỳ.

TG: VT
 
Top