Hậu quả của sâu răng là dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ, gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây sâu răng là gì? bọc răng sứ có bền không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng

Răng bị sâu sẽ ê buốt, đau nhức khi có kích thích nóng lạnh, khi lỗ sâu lan đến tủy răng thì tủy sẽ bị viêm, cơn đau nhức sẽ tăng nhiều hơn. Muốn điều trị sâu răng cần phải thăm khám tại nha khoa, xác định lỗ sâu nằm trên mặt nhai hay mặt ngoài, mặt trong của răng. Ngoài ra, để biết chính xác nguyên nhân gây sâu răng để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây sâu răng thường là:

- Vi khuẩn trực tiếp chuyển hóa tinh bột còn xót lại từ vụn thức ăn trên kẽ răng thành đường, đường chuyển hóa thành axit. Các axit này có thể hòa tan chất hữu cơ, phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men răng, ngà răng tạo lỗ thủng trên thân răng, gọi là lỗ sâu.

- Thời điểm vệ sinh răng miệng cũng như cách vệ sinh răng không đúng. Chải răng thông thường là chải ngang, tuy nhiên đây là cách chải sai. Ngoài ra, việc chải răng sai hoặc thiếu bước cũng góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng.

- Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào từng trạng thái kết cấu. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng, đều đặn, men răng khỏe,…là những yếu tố quan trọng chống lại tác nhân gây sâu răng. Nếu các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng rất lớn.

Điều trị sâu răng bằng cách nào?

Các lỗ sâu của răng cần được làm sạch hết ngà mủn, trám bằng vật liệu trám nha khoa. Răng sữa có thể trám bằng ciment sứ, phosphat. Những lỗ sâu lớn có thể được phục hồi bằng bọc sứ, răng vỡ lớn nên áp dụng làm răng sứ kim loại. Răng bị tổn thương tủy cần được điều trị tủy để bảo tồn răng thật, tránh các biến chứng nguy hiểm như răng sâu dẫn đến chết tủy, viêm quanh răng, áp xe quanh chân răng, hôi miệng.

Nếu điều trị sâu răng đúng kỹ thuật thì có thể phục hồi răng như bình thường, răng chắc khỏe, ăn nhai và thẩm mỹ như răng tự nhiên. Tuy nhiên, để tránh tái phát lại tình trạng răng sâu, bạn cần có kế hoạch phòng ngừa sâu răng như:

- Cần chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2-3 lần/ngày. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên kẽ răng. Cuối cùng nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, không chỉ giảm vi khuẩn mà còn giúp răng miệng thơm mát hơn.

- Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng. Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng.

- Tránh ăn đồ ăn ngọt thường xuyên, nên ăn thành bữa và vệ sinh sau khi ăn.

- Khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần để bác sĩ kịp thời phát hiện những bất thường của răng, lập kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt.

Điều trị sâu răng an toàn và hiệu quả luôn được quyết định bởi địa chỉ nha khoa uy tín. Nha khoa tốt luôn có bác sĩ giỏi, công nghệ hiện đại cùng quy trình điều trị răng sâu đạt chuẩn. Bạn nên tìm hiểu kỹ nha khoa trước khi đưa ra quyết định để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa.

Bài viết được trích nguồn tại: https://nhakhoachatluongsg.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578

TG: VT
 
Top