Răng móm là trường hợp sai khớp cắn khá phổ biến trong nha khoa, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt, đồng thời gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện niềng răng móm từ sớm. Cùng tìm hiểu về quy trình niềng răng móm qua bài viết sau.


Niềng răng móm trong trường hợp nào?

Niềng răng móm trong trường hợp nào?

Niềng răng móm trong trường hợp nào? niềng răng có bị hóp má không? Răng móm hay còn gọi là tình trạng khớp cắn ngược, thường không hiếm gặp hiện nay. Bạn có thể gặp phải tình trạng móm với 3 mức độ như sau: Móm do răng, móm da xương hàm hoặc móm do cả răng và xương hàm. Lúc này, với mỗi trường hợp móm, bác sĩ có những chỉ định điều trị thích hợp.

Niềng răng móm áp dụng trong trường hợp móm do răng và móm hỗn hợp bạn nhé. Nếu trường hợp của bạn là móm do hàm, niềng răng không đem lại hiệu quả mà phải cần phẫu thuật. Bạn nên đến nha khoa để xác định chính xác trường hợp của mình và giải quyết mọi vấn đề về răng miệng trước khi tiến hành chỉnh nha.

Niềng răng móm hiện mang lại hiệu quả tối ưu đối với những trường hợp móm do răng. Sau khi thực hiện, răng không chỉ đều và thẳng hàng hơn mà còn cải thiện khớp cắn, giúp ăn nhai thuận lợi mà không cần phải phẫu thuật phức tạp.

Quy trình niềng răng móm đạt chuẩn quốc tế

Cũng như mọi phương pháp khác, quy trình niềng răng móm được áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế:

Bước 1: Trước khi niềng răng móm, bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp phim X-quang để khảo sát toàn diện tình trạng xương hàm và răng.

Bước 2: Qua kết quả thăm khám và chụp phim, bác sĩ đánh giá tình trạng răng hiện tại, mức độ móm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bước 3: Bác sĩ gắn bộ mắc cài lên răng của người thực hiện một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, bởi đây là tiền đề để tạo lực xiết về sau cho răng vào đúng vị trí.

Bước 4: Người thực hiện sau khi gắn mắc cài lên răng trải qua những giai đoạn tạo lực xiết và đặt hẹn lịch theo dõi mức độ di chuyển của răng cùng các bác sĩ trong suốt quá trình niềng răng móm. Nếu có vấn đề phát sinh thì những lần tái khám này các bác sĩ cho bạn biết và thay đổi kế hoạch điều trị nếu cần.

Bước 5: Sau khi bác sĩ kiểm tra và thấy hàm răng móm đã được điều chỉnh đúng vị trí và tạo được nét thẩm mỹ cần có cho gương mặt người thực hiện, bác sĩ cho tháo mắc cài và đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian từ 1,5 – 2 năm nhằm ổn định hàm răng, tránh tình trạng răng lại tiếp tục dịch chuyển sau khi đã gỡ mắc cài.

Trong suốt quy trình niềng răng móm, bác sĩ hẹn lịch tái khám cụ thể với bệnh nhân. Thông thường khoảng 3 tuần bệnh nhạn đến tái khám 1 lần. Trong các lần tái khám, bệnh nhân được chụp hình và phim, bác sĩ theo dõi và đánh giá khả năng di chuyển của các răng. Và những lúc này người bệnh có thể nhận thấy sự thay đổi trên khuôn mặt mình.

Bài viết được trích nguồn tại: https://nhakhoalamdepdl.blogspot.com
Thông tin liên hệ: 
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu 
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148 
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246 
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top